13/09/2023
Như chung ta đã biết, vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội diễn ra vào đêm 12/09/2023 đã gây ra hậu quả nặng đề, làm rúng động dư luận. Khi nhận được thông tin về vụ cháy, Công an TP đã điều động Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông và Đội chữa cháy học tập thuộc Trường Đại học PCCC cùng 15 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ cảnh sát khẩn trương tới hiện trường phối hợp chính quyền, nhân dân địa phương tổ chức chữa cháy. Nơi xảy ra cháy là một chung cư mini 9 tầng, 1 tum với 40 căn hộ, vị trí chung cư xảy ra đám cháy ở trong ngõ nhỏ, đám cháy lại xảy ra vào lúc nửa đêm, dẫn đến công tác di tản và cứu hộ càng thêm khó khăn bội phần. Do vậy, hậu quả của đám cháy gây ra là rất lớn và đau lòng. Theo cập nhật từ báo Dân trí, đến 13:30 chiều ngày 13/09/2023, số nạn nhân tử vong đã lên đến hơn 30, một con số làm nhói lòng với tất cả cộng đồng. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là con số cuối cùng, những nạn nhân bị thương và đang chưa tìm kiếm được cũng ở tình trạng lành ít dữ nhiều.
Với đặc thù của các chung cư mini thường sẽ gây bất lợi rất nhiều cho công tác chữa cháy và CNCH. Các chung cư mini được xây dựng hầu hết trên những lô đất diện tích khiêm tốn, việc bố trí các lối thoát hiểm ra rất hạn chế, hệ thống thông gió, phương tiện chữa cháy tại chỗ cũng không được bố trí bài bản và đầy đủ. Các chung cư này thường nằm khá sâu trong ngõ ngách, khiến việc tiếp cận của các phương tiện chữa cháy và CNCH chuyên dùng càng thêm khó khăn. Đêm 12/9, xe cứu hỏa lao đến con ngõ số 29/70 Khương Hạ để tiếp cận vụ cháy, nhưng một đoạn ngõ hẹp hình chữ chi đã khiến cả loạt xe phải đỗ ở bên ngoài. 200 bước chân là khoảng cách ước lượng từ vị trí chiếc xe cứu hỏa gần nhất phải dừng lại cho tới căn chung cư mini đang cháy ngùn ngụt trong khu dân cư.
Với những hậu quả nặng nề mỗi khi xảy ra hỏa hoạn, làm thế nào để tự đảm bảo an toàn cho mình và cho tính mạng, tài sản chung quanh? Đây luôn là 1 câu hỏi lớn cho những người quản lý ngành PCCC&CNCH, những người luôn đau đáu tìm các biện pháp hỗ trợ để tăng cường tính an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân. Đây cũng là điều lo lắng rất lớn của những người dân sống ở các đô thị lớn, các khu dân cư đông đúc, đặc biệt là ở các chung cư mini, nơi hệ thống PCCC&CNCH chưa được quan tâm đầu tư 1 cách nghiêm túc và đầy đủ.
Theo luật PCCC, tại khoản 2 điều 4 đã nêu rất rõ: “Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra”. Qua đó thấy được tầm quan trọng của hoạt động “phòng cháy”, phải phòng để “hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra”, vì khi đám cháy xảy ra thì hậu quả thường rất nặng nề. Hệ thống văn bản pháp luật về PCCC đã cập nhật, bổ sung và hiệu chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn các quy định, hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn hơn trong công tác PCCC&CNCH. Người dân và các tổ chức cần chú ý tuân thủ chặt chẽ, phải chấp nhận bỏ qua các lợi ích trước mắt (như tiết kiệm diện tích sử dụng, tận dụng hành lang thoát hiểm cho mục đích khác…) khi xây dựng, nhằm đảm bảo công trình có khả năng di tản, thoát hiểm và hỗ trợ công tác cứu nạn cứu hộ tốt nhất khi xảy ra sự cố. Trong quá trình vận hành, các tòa nhà đều phải chú ý rà soát liên tục để đảm bảo các hệ thống liên quan đều hoạt động tốt: hệ thống báo cháy, hệ thống quạt hút gió, máy bơm, họng nước…
Bên cạnh việc chú ý và nâng cao ý thức về công tác phòng cháy, yếu tố thứ 2 quyết định đến việc giảm thiệt hai do cháy gây ra đó là NHANH. Thời gian “vàng” để 1 đám cháy có thể xử lý và di tản tối ưu nhất là 5 phút. Trong thời gian này, nếu càng nhiều người phát hiện được đám cháy thì càng có khả năng cao để khống chế và di tản, thoát hiểm. Do vậy, cần phải có phương án làm sao để cảnh báo nhanh nhất, đến nhiều người có liên quan nhất, cũng như đến các lực lượng chuyên nghiệp, góp phần xử lý nhanh gọn và hiệu quả đám cháy. Tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa giải pháp “truyền tin báo sự cố” để hỗ trợ giải quyết vấn đề này.
“Truyền tin báo sự cố” được hiểu đơn giản là có thiết bị thường trực theo dõi, khi có đám cháy lập tức gọi điện thoại cho những người có liên quan, cảnh báo trên ứng dụng của điện thoại di động, báo về các Trung tâm chỉ huy điều hành 114, chỉ dẫn vị trí chính xác của nơi xảy ra đám cháy, chỉ dẫn các nguồn nước gần nhất nơi xảy ra đám cháy trên bản đồ. Với việc cảnh báo như vậy, giải pháp này hỗ trợ giải quyết được việc “báo cháy nhanh” và “chỉ dẫn các thông tin hỗ trợ” một cách tốt nhất, nhằm phối hợp các lực lượng để giải quyết nhanh và hiệu quả đám cháy, giảm thiểu các thiệt hại do “bà hỏa” gây ra.
Công ty Basato cung cấp giải pháp “truyền tin báo sự cố” với sản phẩm tin cậy, ổn định, dịch vụ chuyên nghiệp cho các công trình, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định theo hệ thống văn bản của Pháp luật hiện hành. Với kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất và cung cấp các thiết bị thông tin cho lĩnh vực giám sát và cảnh báo an toàn, Basato mong muốn góp phần vào công tác PCCC&CNCH, giúp nâng cao hiệu quả Phòng cháy và chữa cháy, đem lại bình yên cho cộng động xã hội.
Hãy liên hệ 1900.3414 để được tư vấn chi tiết về giải pháp của chúng tôi!
Tin tức liên quan